Định hướng nghề nghiệp ngành Công Nghệ Thông Tin, Học CNTT ra làm gì ?

it-bannerĐịnh hướng nghề nghiệp ngành Công nghệ thông tin, CNTT.  Học cntt sau này làm gì ?

Xin chào các bạn, các em sinh viên đang học công nghệ thông tin, các bạn học nghành CNTT muốn định hướng nghề nghiệp tương lai của mình ! Để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy bạn Đừng bao giờ đổ lỗi do số phận, mà chính là ở bản thân của mình. Dưới đây là những chia sẽ của mình.

Có phải bạn đang đâm đầu vào học để đạt được học bổng ở trường ? Hay bạn đang nghiện ngập ở những phòng game online ? Học thì rất tốt, mà chơi thì chưa chắc đã ko tốt 😀 quan trọng bạn có định hướng tốt. Hãy quý trọng khoảnh khắc thời sinh viên của mình. Tập trung vào điểm mạnh của mình.

Một cơ duyên nào đó đã đưa mình đến với ngành này, hiện tại mình làm việc freelancer. Ngày xưa lúc biết đến ngành công nghệ thông tin mình và mấy đứa bạn còn rất mơ hồ, đó là thời hoàng kim của yahoo, lúc đó đang học cấp 3 rất lạc hậu, thấy máy tính thực sự thích thú bởi các trò game và chat kết bạn, tán gái online: yahoo thực sự thích thú lúc đó mà gõ các ký tự đặc biệt để tạo nên 1 cái hoa hồng, hay 1 trái tim ở trên yahoo thực sự rất vui… và với những câu nói sến nhất của thời ấy (đại loại như: Trên trời hàng triệu vì sao, Xếp thành 4 chữ vì sao yêu người :D).

Rồi Lúc nạp hồ sơ để học ngành công nghệ thông tin thì mình vẫn nghĩ vì nó có những trò chơi, yahoo, blog… nên mình thích thú nạp hồ sơ vào, chứ lúc đó mình cũng chưa biết rõ nó đen đỏ gì cả.

Bắt đầu vào học năm 1, học các môn đại cương nào là toán cao cấp, vật lý, vẽ kỹ thuât, cấu trúc dữ liệu … lúc đó nghĩ sau này sẽ trở thành 1 người thiết kế ra các máy tính, vi mạch máy tính 😀 😀 cũng còn mơ hồ !

Sang năm 2 bắt đầu học các môn chuyên ngành lúc đó bắt đầu hiểu sơ về lập trình, phần mềm, website, an ninh mạng.. mình nghĩ là sau này sẽ làm tất cả những cái này.

Rồi đến năm 3, 4, 5 thì mình bắt đầu học sâu vào lập trình lúc đó mình code cũng khá như: Java, C#, PHP… và đến khi làm đồ án thì tự phân tích hệ thống mày mò và làm 1 trang web ứng dụng, phần mềm quản lý…

Ra trường là 1 thời gian khủng khiếp phải đối mặt với vấn đề xin việc, thất nghiệp 1 thời gian, lúc này mà bạn không vững thì rất dễ bị cuốn trôi. Lúc này mình mới thấm được những gì mà các công ty họ cần, và những gì mình học xong thì chỉ đáp ứng được 1 phần nào đó. Thế là bắt đầu làm trái và tiếp tục mày mò và học thêm.

Rồi khi đi làm chính thức thì mình và những đứa bạn cùng học mỗi đứa làm mỗi kiểu rồi mới rõ thực sự công việc nghành công nghệ thông tin nó đa dạng và rộng lớn cỡ nào, mình không thể nào ôm hết được tất cả.

Mỗi đứa bạn của mình đều trở thành chuyên gia của từng lĩnh vực đó: phần mềm, web, đồ họa, thiết kế lập trình phần cứng, quản lý dự án…

Bài này khá dài nên bạn có gắng đọc để biết được định hướng nghề nghiệp ngành công nghệ thông tin và cái sở thích và cái bạn muốn là ở đâu, Có 3 điều chính mà mình muốn nói với các bạn ở bên dưới.

Các nghành CNTT khi đang học ở trường

Khi đi học ở trường hoặc các trung tâm thì bạn sẽ được học những môn và ngành nghề chung chung như sau:

1. Ngành phát triển phần mềm

Khi học ở trường bạn sẽ được học về các môn lập trình, cơ sở dữ liệu, phân tích hệ thống.. nghành này hướng đến phần mềm. Bạn cũng sẽ được học nhiều môn về công nghệ phần mềm và lập trình

2. Ngành công nghệ web

Ngành này bạn sẽ được học sâu hơn về lập trình và phát triển website. bạn sẽ được học nhiều ngôn ngữ lập trình web.

3. Ngành khoa học công nghệ thông tin

Ngành này sẽ học chung chung về công nghệ thông tin, ngành này bạn sẽ được học chung chung về cntt tất cả các môn, cái gì cũng biết nhưng lại không đi sâu vào tững lĩnh vực.

4. Ngành thiết kế đồ họa

Học ngành này thì chuyên về thiết kế đồ họa, thiết kế quảng cáo, 3D, làm phim. Nghề này làm việc đòi hỏi sáng tạo

5. Ngành công nghệ Mạng

Học chuyên về quản trị mạng, an ninh mạng, các hệ thống mạng…

6. Ngành kỹ thuật máy tính

Ngành này thiên về kỹ thuật, sửa chữa, lắp ráp và cao hơn là thiết kế hệ thống máy tính, đi sâu hơn là ngành điện tử và tự động hóa.

Vậy ở trường và khi còn đi học bạn nên học và nắm những gì ?

Một điều thực sự quan trọng: khi bạn đang học ngành nào hoặc bạn có sở thích hứng thú với ngành thì hãy học sâu đi sâu và làm các dự án thức tế với nó để trải nghiệm cho bản thân.

Nếu muốn trở thành lập trình viên thì bạn nên học và nắm chắc lập trình cơ bản và các thuật toán thành thạo, những cái này sẽ đi xuyên suốt trong cuộc đời của một anh lập trình viên. Các ngôn ngữ lập trình cũng đều tương đồng nhau nếu bạn nắm chắc về kiến thức lập trình cơ bản, công nghệ mới bạn sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.

Nếu bạn muốn trở thành chuyên gia mạng: thì hãy đi sâu vào nó, học và thực hành thật nhiều

Nếu bạn muốn trở thành 1 kỹ thuật viên chuyên nghiệp: thì hãy học và mày mò thêm nhiều về kỹ thật, sửa được các lỗi thông dụng, tìm hiểu về công nghệ mới… vvv

Tiếng Anh: từ khi đi học hãy đầu tư cho mình vào kỹ năng tiếng anh nhé: kỹ năng viết và giao tiếp.

Cũng phải thường xuyên tìm hiểu thế giới bên ngoài họ đang làm gì ? cần gì ? đừng cứ mãi vùi đầu vào học như thời học sinh.

 

Những công việc đi làm và đòi hỏi những gì ở bạn ?

Ở trên là những gì bạn học, Vậy sau khi đi làm thì sẽ làm những gì ? và quan trọng các doanh nghiệp đòi hỏi ở bạn phải biết những gì để làm việc ? Hãy xem các ngành nghề ở dưới đây.

1. Phát triển phần mềm, Ứng dụng

Công việc phát triển phần mềm đòi hỏi bạn phải thành thạo các ngôn ngữ viết phần mềm: Java, .Net, Android…  Bạn phải biết phân tích thiết kế hệ thống, Biết sâu về cơ sở dữ liệu, Quy trình phát triển phần mềm.

Quan trọng là bạn phải viết được 1 vài phần mềm nào đó, hãy học xem các phần mềm khác có gì hay.

Ngành phần mềm và phát triển ứng dụng web thì nó cũng tương đồng nhau: lúc đầu thì bạn sẽ làm coder sau đó có kinh nghiệm sẽ chuyển sang các vị trí khác như Senior, Techical, Manager… Hoặc có thể là Research chuyên nghiên cứu các giải pháp và công nghệ…. sẽ nhiều quá trình và trải nghiệm cho bạn.

2. Nghề Lập trình web

Đối với lập trình web thì nó rất rộng lớn, hiện nay được chi ra rất nhiều phần công việc và từng mảng khác nhau, bạn có thể đầu tư chuyên sâu 1 hướng cho mình để làm thế mạnh, và cũng đồng thời nên học thêm các phần khác. Nếu đi theo hướng lập trình web hãy xem bài: định hướng nghề làm web 

2.1 Lập trình Backend

Lập trình backend là kiểu lập trình xử lý các yêu cầu và các chức năng của hệ thống. Nếu bạn mạnh về các ngôn ngữ và tư duy lập trình hãy đi theo hướng này.

Các ngôn ngữ lập trình: Java, .net, PHP (PHP nên học những gì ?), Ruby…

2.2 Lập trình Frontend

Chuyên làm việc về:  CSS, Javascript, Angular, React..

3. Nghề Tester

Nghề này chuyên về kiểm thử và test lỗi phần mềm, bạn cần có kỹ năng phân tích các trường hợp, các lỗi…

Nếu bạn không muốn lập trình hoặc nhọc nhằn với những dòng code thì đây là sự lựa chọn nhẹ nhàng hơn cho bạn. Thông thường các bạn nữ chọn ngành này. Vì sau khi có gia đình thì các bạn khó mà lập trình được.

4. Thiết kế đồ họa

Làm việc thiết kế với các phần mềm Photoshop, Corel, AI, 3D… đòi có phải có năng khiếu và sáng tạo thẩm mỹ. 3D là 1 thế mạnh và xu thế, đi sâu vào nó bạn sẽ kiếm được công việc rất tốt.

Bạn phải có sản phẩm và dự án nào đó thật đẹp cho mình để làm profile. Khi đi xin việc nếu bạn show được cho nhà tuyển dụng xem là bạn làm được gì rồi thì rất tốt, cơ hội của bạn rất cao.

5. Lập trình Game

Lập trình và phát triển Game, trò chơi, đồ họa… Đi theo hướng này bạn phải thành thạo các ngôn ngữ chuyên về lập trình Game: C, C++, Java, HTML5, Flash.. Hãy tự viết 1 vài chương trình game cho mình.

Ngoài ra bạn phải luyện tập cho mình các kỹ năng về IQ, Tiếng anh,

6. Kỹ thuật máy tính

Sữa chữa và lắp ráp máy tính, kỹ thuật sửa chữa và bảo hành tại các công ty mánh tính.

Bạn phải biết cài đặt các mô hình và hệ thống máy tính, biết tháo lắp và sửa chữa các lỗi cơ bản.

Bạn phải nắm và biết các công việc xu thế hiện nay: Camera, Thiết bị Game, Hệ thống tự động….

7. Quản trị mạng, An ninh mạng

Quản lý hệ thống mạng, server, an ninh mạng. Ngoài những kiến thức đã học thì bạn phải thực hành thành thạo quản trị server, quản trị server mail, bảo mật server, các cách tấn công như thế nào (bạn phải tấn công thành công với nhiều cách) rồi từ đó biết mà phòng và bảo vệ. Càng làm càng phá chừng nào thì bạn sẽ biết nhiều chừng đó.

Xem bài : định hướng nghề nghiệp ngành quản trị mạng để hiểu rõ hơn về ngề nghiệp này.

8. Nhân viên IT

Nếu bạn không gỏi hoặc không thích lập trình thì đây là sự lựa chọn cho bạn, bạn chỉ cần hiểu tổng quan là được. Hãy kiếm 1 công ty nào đó lớn 1 xí để làm IT, À hãy đầu tư cho mình tiếng anh 1 chút nữa nhé.

9. Marketing Online

Đây là 1 lĩnh vực đang hot và được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay.

Bạn cần biết về kiến thức SEO, Viết bài Marketing, Facebook, Google, Các hình thức quảng cáo online sao cho hiệu quả.

Trong bài: định hướng nghề SEO, Marketing Online  mình sẽ nói rõ và cụ thể hơn.

10. Kỹ sư nghiên cứu về giải pháp, công nghệ, phân tích: Research

Công nghệ thông tin thực sự là nhiều hướng lựa chọn cho bạn. không phải cứ nghĩ đến nó là lập trình hay kỹ thuật, mạng… Nó còn cả những người nghiên cứu và tìm giải pháp thích hợp, giải pháp tối ưu hóa để ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc vào dự án…

Đây là công việc đòi hỏi bản phải thực sự có tố chất, am hiểu công nghệ, có 1 tầm nhìn tốt. nó là 1 hướng rất tốt cho những người có khả năng.

11. Quản lý dự án

Công việc này bạn cần phải biết tổng quan về nghiệp vụ và quy trình, đây là hướng đến cho bạn sau khi đã làm có kinh nghiệm và khẳ năng của bạn. bạn không thể là lập trình mãi được khi đã đến tuổi.

 

Lựa chọn công việc và môi trường !

Định hướng nghề nghiệp ngành công nghệ thông tin không phải chỉ ở việc học ở trường mà nó còn ở việc bạn lựa chọn môi trường để mình làm việc, đây là nơi bạn được học nhiều hơn về các kinh nghiệm và bài học cuộc đời của mình.

Bạn đang đi học, có thể đang đi làm. Vậy Bạn có muốn ra trường làm ở 1 môi trường tốt, mức thu nhập cao ? Hay làm ở 1 môi trường không phát triển và đồng thời mức thu nhập thấp ? Học xong bạn phải có sự lựa chọn và quyết định. Có ai nói với bạn về điều này chưa ? Hãy nhớ lấy điều này để quết định tương lai cho bạn, vì khi đã dấn thân vào thì bạn dễ bị gắn liền với nó.

Đi bằng con đường phấn đấu học hỏi và định hướng tốt muốn kiếm được nhiều tiền bạn phải giỏi ! Không có nghĩa là phải biết nhiều mà có thể chuyên sâu về 1 lĩnh vực.

Tiếng Anh rất quan trọng: Như mình đã nói từ ban đầu, bạn hãy đầu tư tiếng anh cho bản thân ngay nếu muốn được làm ở môi trường chuyên nghiệp, được làm việc với công ty nước ngoài, lương cao là điều đương nhiên rồi.

 

Đây là bài viết mình tổng quan về định hướng nghề nghiệp ngành công nghệ thông tin, đây là những lời chia sẽ thực sự từ trong lòng mình và mong muốn công nghệ thông tin việt nam ngày càng phát triên mạnh.

Mình sẽ có bài chi tiết về từng ngành riêng hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho các bạn các em đang học. Hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho các em.

Đây là chia sẽ cá nhân của mình. Các bạn có những câu hỏi gì thì để lại comment ở bên dưới nhé !

3 thoughts on “Định hướng nghề nghiệp ngành Công Nghệ Thông Tin, Học CNTT ra làm gì ?

  1. Nam CMU Reply

    Cam on anh da chia se. e dang hoc nganh cong nghe web, cong nghe thi mot thoi gian sau se thay doi.

  2. Lê Đình Quang Reply

    e cám ơn
    dù em mới 14 nhưng cũng muốn định hướng cho mình và bài viết này vô cùng hữu ích
    Xin cám ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.